Giận dữ là một cảm xúc quan trọng của con người. Nhưng nếu để nó đi quá xa, bạn sẽ phải hối hận.
Phàm là người, ai mà không đủ “hỷ- nộ – ái – ố”? Giận dữ là một phần cảm xúc của con người, không thể tách rời. Giận dữ cũng có những công dụng nhất định. Đó là thứ cảm xúc dễ bộc lộ nhất, giúp chúng ta phản ứng tốt hơn với các tình huống nguy hiểm trong đời sống.
Tuy nhiên, sẽ thật bi kịch nếu bạn để cơn giận vượt quá tầm kiểm soát. Quan hệ với bạn bè, người thân, đồng nghiệp đổ vỡ, còn bạn thì cảm thấy tinh thần luôn căng thẳng – đó là tác hại của sự giận dữ. “Cả giận mất khôn” – có phải tự nhiên người Việt nghĩ ra câu này đâu?
Tóm lại, mấu chốt vấn đề là cần phải nhận ra kiểm soát và hóa giải hoàn toàn cảm xúc phẫn nộ của bản thân, trước khi cơn giận dữ của bạn gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Và đây là 10 cách để làm được điều đó.
1. Viết ra hết mọi điều, và đốt nó đi
Khi cảm thấy buồn bực, khó chịu, hãy viết chúng ra. Viết thật chi tiết về mọi thứ khiến bạn cảm thấy ức chế, thất vọng và giận dữ.
Khoa học đã chứng minh thông qua hành động viết, bạn cũng đồng thời giải tỏa được những cảm xúc đang đè nén. Hơn nữa, bạn có thể lấy được sự bình tĩnh mà suy xét xem liệu những sự việc xảy ra có đáng để bạn phải buồn bực hay không.
Sau khi viết xong, bạn hãy đốt luôn tờ giấy đi, khiến tất cả những cảm xúc tiêu cực biến mất và làm mới bản thân.
2. Nhai một cái kẹo cao su
Khoa học đã từng chứng minh kẹo cao su có thể giúp chúng ta nhất thời xoa dịu đi những cảm xúc tiêu cực đối với những người xung quanh. Lý do là vì khi cơ hàm phải hoạt động, dần dần cơ mặt sẽ… giãn ra, và vẻ mặt khó đăm đăm của bạn cũng không còn nữa.
3. Chạy bộ hoặc vận động thể lực
Hoặc bất kỳ cái hồ nào mà bạn muốn. Nếu xung quanh nhà không có hồ, chạy một vòng quanh khu phố, hoặc chống đẩy, hít đất chục cái thôi cũng được.
Mấu chốt của vấn đề là sự vận động. Vận động sẽ giúp não bộ sản sinh ra endorphins – hormone hạnh phúc. Hormone này giúp đốt năng lượng, và đồng thời khiến những cảm xúc tiêu cực trong bạn dịu dần.
4. Hát một bài mình yêu thích
Đây không phải là cách có thể áp dụng thường xuyên, nhất là với dân văn phòng. Bởi bạn không thể tự nhiên hát rống lên dù trước đó 1 phút mới bị sếp “quạt” cho một trận.
Nhưng theo khoa học thì việc hát hò quả thực cũng giúp giải tỏa stress rất nhiều. Khi cảm thấy ức chế, hãy đeo tai nghe, bật bài hát mình thích nhất và hát một cách thoải mái nhất có thể.
5. Ăn một cái gì đó giòn giòn
Các thể loại đồ ăn vặt mang tính chất “giòn giòn” đều có thể giúp giải tỏa stress, vì bản năng con người rất thích nghe âm thanh ấy.
Tuy nhiên đừng ăn nhiều quá, vì bạn sẽ không muốn tự giận chính mình sau khi tăng cân đâu.
6. Thổi ngón tay cái
Khi cảm thấy cáu giận, hãy để ngón tay cái lên gần miệng rồi thổi thật mạnh vào đó.
Nghe có vẻ buồn cười, nhưng nó hiệu quả đến không ngờ. Khoa học chứng minh rằng đầu ngón tay cái của chúng ta có những mạch máu riêng. Giống như khi tập thể dục khiến nhịp tim tăng lên, việc cáu giận sẽ khiến mạch máu tại ngón tay hoạt động mạnh hơn, và việc cố gắng xoa dịu nó sẽ giúp cảm xúc hạ nhiệt.
7. Ra đứng cạnh một cái cây
Hãy đứng cạnh một cái cây trong vòng 10 phút. Màu xanh của cây gợi đến cảm giác tươi mát, và điều đó phần nào làm dịu đi cảm xúc khó chịu, ức chế trong bạn.
8. Hẹn giờ để cáu giận
Khi cảm thấy cơn giận lớn đến mức không thể giải tỏa, hãy thử đặt ra một khoảng thời gian bạn được phép giận, và bấm giờ.
Đây là một trong những cách dễ dàng nhất để xử lý cơn giận. Khi nhìn thời gian trôi đi, bạn sẽ dần thấy cơn giận không còn quá quan trọng, nhất là khi sắp tới bạn chuẩn bị có sự kiện quan trọng như đi gặp khách hàng chẳng hạn.
9. Hét thật to
Khi nhận thấy cơn giận lớn đến mức không thể giải tỏa, hãy bước ra ngoài tìm một nơi thoáng đãng không có ai hoặc 1 nơi riêng tư. Rồi hãy hét to hết sức có thể.
Đây là một trong những cách dễ dàng nhất để xử lý cơn giận. Khi hét không những bạn giải tỏa được năng lượng của cơn giận mà bạn còn giúp phổi đẩy được hết không khí tích tụ bên trong ra (vì bạn sẽ phải hít thở sâu để lấy hơi). Bạn sẽ dần thấy cơn giận dần tan biến, mà cách này còn giúp bạn cảm thấy sảng khoái khỏe mạnh hơn.
10. Hóa giải nóng giận bằng NLP
Khi nhận thấy cơn giận lớn đến mức không thể giải tỏa, bạn làm theo 1 số cách rồi mà vẫn cảm thấy nóng giận. Bạn thường xuyên nổi nóng vì rất nhiều lý do không đáng, thì đó là do sự nóng giận tích lũy trong bạn quá nhiều và quá lâu rồi. Đó là khi bạn cần nghiêm túc nhìn nhận lại cảm xúc của chính mình và đăng ký nhận ngay cách hóa giải cảm xúc nóng giận bằng 1 công cụ NLP rất hiệu quả.