Bạn đã bao giờ gặp hiện tượng này?
Buổi sáng muốn dậy sớm, rõ ràng đặt chuông 7h, nhưng chuông kêu “n lần” rồi mà vẫn nằm im trên giường. Lên kế hoạch học ngoại ngữ, học phí đóng rồi, APP cũng tải rồi, những vĩnh viễn luôn dừng ở trang 1. Hạ quyết tâm giảm cân, mỗi ngày lên kế hoạch xem nên ăn uống như nào, chạy bao nhiêu km, nhưng ngày nào cũng có lý do “chính đáng” để không làm. Nghĩ là chiều nay nhất định sẽ làm cho xong rồi nộp kế hoạch sớm, nhưng cầm điện thoại lên là không bỏ xuống được.
Tất cả những vấn đề này, suy cho cùng đều do chính bản thân. Kẻ địch lớn nhất của chúng ta thường là chính mình. Trong các định luật người giàu, có một định luật như này: “Bạn tự giác kỉ luật bao nhiêu, bạn giàu có bấy nhiều”.
Vậy làm sao để trở thành một người tự giác kỉ luật?
1. Tiền đề là hãy hiểu mình trước tiên
Nếu không hiểu bản thân, tự giác kỷ luật một cách mù quáng, thông thương sẽ khó có thể kiên trì được về lâu về dài. Cũng giống như việc có người muốn giảm câm, họ lựa chọn chế độ ăn kiêng và tập thể dục để giảm cân, mà không biết rằng vì đang quá nặng nên chỉ cần chạy 2,3 bước đã thở hổn hển, rồi cộng thêm với việc ăn kiêng khiến tụt huyết áp, hoa mắt chóng mặt, cứ như vậy lại càng không có sức để chạy, cuối cùng kiên trì được vỏn vẹn hai ngày.
Khi chúng ta muốn bồi dưỡng cho mình thói quen tự giác kỷ luật, trước tiên hãy hỏi mình rằng mình muốn trở thành một người ra sao, mục tiêu của mình là gì. Điều chúng ta cần lần là nỗ lực để đi đến đích thông qua nhiều phương pháp khác nhau. Trong quá trình đạt tới mục tiêu đó, thói quen của chúng ta sẽ dần được hình thành, sự kỷ luật cũng âm thầm đâm chồi nảy lộc.
2. Lập kế hoạch theo lợi thế của bản thân
Tất cả những người muốn tự kỷ luật sẽ giống như những người khác, lập một danh sách dài cho bản thân trước khi thực hiện một kế hoạch nào đó, kiểu như tôi nên làm hôm nay, hay tôi sẽ làm gì vào ngày mai.
Nhưng kế hoạch như vậy có thực sự phù hợp với bạn?
Họ học tiếng anh, hôm nay lên kế hoạch học 50 từ, ngày mai tăng lên 100 từ. Nhưng phát âm không chuẩn, đọc một lần rồi quên. Lúc này, việc chúng ta cần làm không phải là ép mình phải học thuộc hết 50 hay 100 từ đó, bởi lẽ nội tâm của bạn sớm đã phản kháng lại rồi, cứ tiếp tục sẽ không cho ra hiệu quả.
Việc chúng ta cần làm là tìm ra điểm thú vị trong quá trình học, rồi xuất phát từ điểm hứng thú đó, từ đó kích hoạt tiềm năng và nỗ lực tiến về phía trước.
Tự giác kỉ luật được sản sinh ra dựa trên nhận thức về điểm ưu tú của bản thân. Khi bạn tìm được ưu thế thực sự của mình, bạn sẽ tự giác hình thành nên sự tự giác kỉ luật cho mình.
3. Tự giác kỉ luật đòi hỏi sự đột phá từ “tâm”
Có biết bao người nói muốn giảm cân, nhưng lại không hề có hành động? Bạn có gọi đó là tự giác kỉ luật hay không? Có câu “tâm động” không bằng “hành động”, những người chỉ biết nghĩ, biết nói mà không biết làm sẽ chẳng thể kiên trì được cái gì đó lâu dài.
Giảm cân thực sự khó ư? Đúng là rất khó. Nhưng có thể thành công hay không? Nếu bạn thực sự muốn, chắc chắn có thể.
Việc chúng ta cần làm là đột phá từ “tâm”, đánh bại cái tâm lý chây ì, rồi hành động thực tế, chỉ khi “ngôn hành” hợp nhất, chúng ta mới xây dựng được nên hệ thống tự giác kỉ luật mạnh mẽ.
Người thực sự tự giác kỉ luật, luôn có một tinh thần “có chết cũng không chịu buông”, khi đã đặt ra hướng đi cho mình, họ sẽ không bao giờ ngoảnh mặt lại, chỉ một lòng tiến về phía trước.
Bạn tự giác kỉ luật bao nhiêu, bạn sẽ giàu có bấy nhiêu. Bạn tự giác kỉ luật bao nhiêu, cuộc đời bạn sẽ thuận lợi bấy nhiêu.