Để kinh doanh thuận lợi, hiệu quả, cần phải gắn kết các thành viên trong nhóm của các bộ phận từ khâu: bán hàng, chăm sóc khách hàng, phát triển sản phẩm, bộ phận sản xuất, kỹ thuật, kế toán, hành chính nhân sự…
Nhưng để gắn kết các bộ phận, các thành viên trong nhóm là điều không hề dễ dàng vì mỗi bộ phận đảm nhiệm một nhiệm vụ khác nhau, mỗi người là một cá thể riêng biệt có tính cách và phong cách làm việc khác nhau. Mục tiêu của người quản lý không phải là chọn ra những nhân viên tốt để làm việc mà phải biết xây dựng nhóm làm việc hiệu quả, đảm bảo tiến độ công việc.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc thân thiện
Một đội nhóm luôn vui vẻ, biết cách chào hỏi, bắt tay, cười, khen, chúc mỗi khi họ gặp nhau, một môi trường làm việc thân thiện sẽ gắn kết thúc đẩy các thành viên hòa nhập, muốn làm việc cùng nhau.
Các giám đốc điều hành phải làm cho nhân viên hiểu rằng lối làm việc theo nhóm và sự hợp tác tương trợ giữa họ thật sự được mong đợi. Không ai hoàn toàn sở hữu một phạm vi hay một khâu nào trong quá trình làm việc cả. Những người thật sự làm chủ những vị trí hay một qui trình nào đó lại thường rất cởi mở, luôn sẵn sàng tiếp thu những ý tưởng và nguồn tư liệu cung cấp bởi những người khác.
Những nhà điều hành xây dựng mô hình đội nhóm thông qua mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân và với các bộ phận khác của tổ chức. Họ duy trì đội nhóm ngay cả khi mọi việc tiến triển theo xu hướng có vẻ sai lệch và những cám dỗ mọi người quay trở lại lề thói làm việc trước kia luôn đe dọa. Các thành viên cuả công ty bàn bạc và xác định giá trị của văn hóa đội nhóm.
Làm việc theo nhóm là hoạt động luôn được công nhận và đánh giá cao. Những người lang thang cô độc, cho dù có là một nhà sản xuất xuất sắc tới mức nào đi nữa thì cũng được đánh giá thấp hơn những cá nhân đạt được thành quả cùng với nhiều người khác. Sự đền bù, tiền thưởng và những phần thưởng…phụ thuộc vào thực tế mức độ hợp tác cũng như đóng góp và thành tựu đạt được của từng cá nhân.
Những vấn đề và nghiên cứu quan trọng được thảo luận trong các công ty đều nhấn mạnh hoạt động đội nhóm. (Bạn có nhớ có năm, một đội sản xuất bao bọc nút chai đã giảm được những 20% lượng phế liệu chứ? Những người làm việc tốt và chưa bao giờ thăng tiến lại chính là thành viên của đội này). Cơ cấu quản lý hoạt động rất chú trọng và đánh giá những đội nhóm. Thường thì các thông tin phản hồi thống nhất trong toàn bộ hệ thống; tất cả các phản hồi từ đồng nghiệp, từ các báo cáo trực tiếp và từ cấp lãnh đạo đều có những ảnh hưởng mạnh mẽ đối với những hành xử trong công việc của bạn.
Thông thường để tạo nên một nhóm làm việc xuất sắc sẽ không dựa trên kỹ năng làm việc, mà thường về thái độ, cung cách làm việc, đạo đức, thói quen xấu…mà có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần trong nhóm của bạn. Chỉ cần xác định các thuộc tính bạn không thể chấp nhận có trong nhóm của bạn, những nhân viên có thuộc tính đó sẽ bị loại ngay lập tức.
Xây dựng trò chơi team building trong các cuộc họp và đào tạo
Trong các buổi họp và buổi đào tạo, hầu như các doanh nghiệp đều khiến mọi thứ trở nên rất nghiêm nghị và gói gọn để đỡ tốn thời gian, những điều này lại khiến chất lượng cuộc họp và tinh thần tiếp thu trong các buổi đào tạo lại trở nên rất yếu. Vậy nên bạn hãy tổ chức một số trò chơi nhỏ cùng với nhạc để khiến nhân viên của bạn hào hứng trước trong và sau buổi họp và buổi đào tạo diễn ra.
Xây dựng kế hoạch khen thưởng và tặng quà gây sự bất ngờ
Nhiều doanh nghiệp tổ chức khen thưởng và kỷ luật cùng một đợt, điều này trái với câu nói: “Khen ở chỗ đông người và chê ở chỗ 2 người”.
Hãy tách biệt ra, kỷ luật là phải làm liên tục và nên đi kèm với giải pháp và lời khuyên cho cá nhân mắc lỗi để giúp họ phát triển, giúp công ty bạn phát triển.
Xây dựng kế hoạch du lịch team building định kỳ
Ngoài những hoạt động khen thưởng cuối năm, doanh nghiệp bạn cũng nên thưởng cho nhân viên của mình định kỳ 2-3 lần trong một năm bằng một chuyến du lịch team building. Điều này vừa là phần thưởng xứng đáng cho sự cố gắng không ngừng nghỉ của đội ngũ làm việc của bạn mà còn là cơ hội để giúp họ nạp năng lượng và lên tinh thần cho một mùa làm việc tiếp theo.
Xác định điểm mạnh của bản thân
Bạn không có thể xây dựng một đội ngũ mà mỗi thành viên sở hữu thuộc tính quan trọng nhất của bạn. Ví dụ, bạn có kỹ năng lãnh đạo tốt, định hướng nhóm rõ ràng, biết cách giao việc đúng người, đúng việc. Bạn không thể chọn ra các thành viên khác cũng giỏi kỹ năng lãnh đạo như bạn. Nếu như vậy, nhóm bạn sẽ toàn những nhà quản lý, mà không có ai thực thi…
Vì vậy, bạn hãy cân nhắc số lượng người vừa đủ phù hợp với những tiêu chí bạn đề ra. Có bao nhiêu nhân viên giỏi việc này, bao nhiêu người đảm nhận việc khác. Từ đó, bạn sẽ biết phải chọn ai trong số họ và sử dụng họ vào việc gì là thích hợp nhất.
Hiểu rõ điểm mạnh của cá nhân bạn sẽ giúp bạn xây dựng một đội ngũ thành viên trong nhóm với các kỹ năng có thể bổ sung cho nhau. Bạn có thể tập hợp các thành viên giỏi về bán hàng nhưng lại yếu về mặt kỹ thuật, người giỏi về giải quyết vấn đề nhưng lại yếu về giao tiếp, hoặc một người ít kinh nghiệm nhưng kỹ năng thuyết trình, thuyết phục lại trên cả tuyệt vời.
Gắn kết các thành viên trong nhóm, bạn sẽ có một nhóm làm việc ăn ý ngay từ đầu, công việc sẽ diễn ra trôi chảy như bạn mong đợi. Còn nếu sau một thời gian, nhóm của bạn hoạt động không mấy hiệu quả, đừng ngần ngại tham vấn các thành viên trong nhóm để tìm ra giải pháp tích cực để thay đổi tình hình hiện tại.
Mẹo nhỏ để tạo nên tinh thần làm việc nhóm:
Nếu các thành viên của nhóm không “ăn khớp” với nhau, hãy xem xét lại quá trình làm việc của họ. Thường vấn đề nằm ở chỗ họ không thống nhất ý kiến trong cách thức phân phối một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó, hoặc cũng có thể là trong việc thực hiện các bước yêu cầu nào đó để hoàn tất công việc.
Cần tạo ra những dịp vui và các cơ hội chia sẻ trong lịch họp chi tiết của công ty. Tổ chức các bữa ăn trưa nhẹ, dẫn nhân viên đến tham dự các trận thi đấu thể thao. Chiêu đãi họ bữa tối tại nhà hàng trong khu vực; cùng họ đi dã ngoại hoặc đến các công viên giải trí.