BƯỚC 1 – XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ ĐẶC BIỆT CỦA BẠN
Hãy dành thời gian suy nghĩ về những gì khiến bạn khác biệt hơn so với đồng nghiệp của bạn – thế mạnh của bạn, niềm đam mê của bạn, và mục tiêu của bạn. Bạn phải nhớ đấy nhé, giá trị đặc biệt đó – cái thứ mà ở bạn có mà người khác không có – dù là cả tính “hâm dở”, nó cũng sẽ trở thành thương hiệu như dạng Running Man hay Ca sĩ Lệ Rơi. Chớ vội cười, xét về mặt thương hiệu và giá trị kiếm tiền sau đó, chưa chắc bạn đã bằng họ đâu. Nếu bạn tiếp tục công việc của bạn ngày hôm nay theo cách vẫn làm, liệu có ai biết bạn là ai, cũng như chính bạn có biết rõ bạn là ai trong cuộc đời này không??
BƯỚC 2 – TÌM HIỂU CÁCH NGƯỜI KHÁC NHÌN THẤY BẠN
Hỏi và trao đổi với những bạn bè, đồng nghiệp tin cận, hoặc những người uy tín mà bạn tin tưởng rồi đề nghị họ dùng 4 – 5 cụm từ để miêu tả về bạn. Sau đó bạn nhìn lại để biết mình có thật sự muốn gắn mình với những giá trị đó? Nếu không thích, bạn chọn ra những cụm từ mà bạn muốn sau này khi người khác nhắc về bạn – cái từ mà bạn muốn nghe và “dán nó ở bất cứ chỗ nào bạn dễ thấy” để dùng dần, thực hành như thể là từ để mô tả về bạn. Đừng quên các câu hỏi về thế mạnh như: Bạn giỏi trong lĩnh vực nào? Thế mạnh của bạn là gì? Trong đó lĩnh vực nào họ xem bạn là “không thể thay thế ?”.
BƯỚC 3 – XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CỦA BẠN
Trong trường hợp bạn muốn có kết quả trong sáu tháng? Một năm? Năm năm? Mười năm? Xác định mục tiêu của bạn là cần thiết để rút nhắn khoảng cách và thời gian bạn tiếp cận họ.
BƯỚC 4 – XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG MỤC TIÊU CỦA BẠN
Cũng giống như Starbucks – một hệ thống quán cafe được biết đến với thương hiệu từ trái tim – biết rằng khán giả mục tiêu của họ là những người uống cà phê có lifestyle, bạn cũng cần phải xác định ai là người mà bạn muốn gửi thông điệp hay quảng bá hình ảnh của mình đến. Điều này sẽ không chỉ giúp bạn trau dồi thông điệp của bạn, nó sẽ giúp bạn cung cấp nó đến đúng địa điểm và thời điểm.
BƯỚC 5 – TỔ CHỨC SẮP XẾP LẠI CÁC THỨ TỰ ƯU TIÊN CỦA BẠN
Có lẽ bạn đang đặt thứ tự ưu tiên hình ảnh của mình đằng sau công ty của bạn, đồng nghiệp, và khách hàng. Bạn vẫn muốn trung thành với các vị trí này? Tôi thấy điều đó tốt, nó cho biết bạn trung thành với tổ chức của bạn, nhưng bạn cũng phải trung thành với chính mình. Người ta mua hàng của bạn không phải chỉ là vì công ty hay là vì lý do nào khác, họ mua hàng của bạn là bởi vì bạn, bạn chính là lý do đầu tiên – bạn là người đại diện doanh nghiệp/công ty bạn đi bán hàng kia mà, bạn phải đặt vị trí và hình ảnh của mình lên vị trí đầu tiên trước đã. Bản thân bạn có giá trị trước, sau đó mới đến các ưu tiên tiếp theo.
BƯỚC 6 – CẬP NHẬT HỒ SƠ CỦA BẠN
Rà soát nội dung hồ sơ cá nhân của bạn để xác định các nội dung chi tiết có liên quan với thương hiệu của bạn mà bạn muốn xây dựng? Nếu thông tin chưa có hoặc không phù hợp, đừng tiếc “rẻ” để học tập ghi nhận bổ sung thông tin vào vào hoặc tiếc rẻ mà không dám xóa bỏ nó đi. Hãy đảm bảo rằng hồ sơ của bạn xác định chính xác bạn là ai, và cũng phù hợp cả với mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
BƯỚC 7 – TRỞ THÀNH MỘT THÀNH VIÊN TRONG CỘNG ĐỒNG MẠNG XÃ HỘI
Giờ sẽ chẳng có gì là khó khăn khi thiết lập tài khoản tại các trang mạng xã hội như Youtube, Facebook và Twitter, Google +, Anphabe,… Thậm trí cả những trang thông tin tuyển dụng, bạn cũng có thể xây dựng và đăng tải hồ sơ của mình trên đó. Hãy chắc chắn rằng, bạn có mặt ở đó. Hãy đề nghị những người sẽ là khách hàng, khán giả, người dõi theo bạn kết bạn cùng bạn, làm thành viên hay kết bạn với các bạn trong các kênh thông tin của bạn. Và nhớ cập nhật hồ sơ, thông tin đó hàng ngày. Hãy chắc chắn rằng các bản tin, các trang tường Facebook luôn được cập nhật tin nhắn hay thông điệp thương hiệu/giá trị của bạn.
BƯỚC 8 – XÂY DỰNG TRANG WEB RIÊNG VÀ BLOG CỦA BẠN
Trang web của bạn nên làm nổi bật thành tích, sự chuyên nghiệp, kỹ năng và kiến thức của bạn. Nội dung nêu bật lên bạn muốn gì, và giá trị tổng thể của bạn. Trang web này là của bạn cơ mà. Nhớ nhé, nó là kênh thông tin và mọi thứ về bạn, không phải công ty hoặc khách hàng của bạn. Ngoài ra, trong website cũng nhớ cho thêm mục blog (nếu bạn không có một blog miễn phí trên nền tảng mạng xã hội khác như WordPress và Joomla) và làm cho nó dễ dàng đọc, xem hoặc kết nối hơn bao giờ hết để thúc đẩy chính mình và để khán giả mục tiêu của bạn có thể tiếp cận. Cam kết đăng bài hay thông tin một vài lần một tuần về những chủ đề mà đối tượng của bạn sẽ thấy thú vị, mang tính chính thống và giáo dục, nhưng điều đó cũng phải làm nổi bật các kỹ năng và kinh nghiệm độc đáo của bạn.
BƯỚC 9 – QUẢNG BÁ THÔNG TIN VÀ HỌP MẶT, TRAO ĐỔI OFFLINE
Không gì mạnh mẽ hơn khi quảng bá thông tin bằng việc viết một cuốn sách rồi xuất bản nó – dù chủ đề của cuốn sách không liên quan đến chuyên môn của bạn – nhưng nó cũng thể hiện phần nào niềm đam mê cá nhân riêng ngoài công việc. Nếu tích cực, thông tin bài viết hay sách của bạn sẽ đóng góp vào nền công nghiệp in ấn và tạo ấn tượng trong ngành mà bạn đang làm việc, hoặc chỉ đơn giản là cập nhật các nội dung trên trang website của riêng bạn. Nhớ nhé, một cuốn sách được xuất bản như là một cách lý tưởng để thúc đẩy bản thân bạn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Ngoài ra, một điều quan trọng khác là việc thường xuyên gặp gỡ, trao đổi chia sẻ trực tiếp cũng đóng vai trò rất quan trọng. Tham gia vào các nhóm, câu lạc bộ mà ở đó có khách hàng tiềm năng hoặc đối tác thuộc lĩnh vực bạn muốn được mọi người biết đến. Hãy chắc chắn để mọi người quảng bá thương hiệu của bạn và cho bạn. Hãy hiện diện và cung cấp thông tin, chia sẻ những điều bạn có cho cộng đồng tại các cuộc đàm phán, tại hội nghị, talkshow hoặc sự hiện diện nổi bật cùng tài năng độc đáo của bạn (tại một sự kiện).
BƯỚC 10 – TIẾP TỤC KẾT NỐI VÀ DUY TRÌ QUAN HỆ, THÔNG TIN
Hãy chắc chắn rằng đồng nghiệp, khách hàng, bạn bè và khách hàng tiềm năng được cập nhật về những gì bạn đang làm. Thông tin của thông tấn xã truyền miệng có một sức mạnh kinh khủng mà bạn khó có thể lường. Các nhà tiếp thị vẫn xác định đó là một công cụ tiếp thị mạnh mẽ – tin tôi đi, tôi cũng là saleman/marketer mà. Những gì và những người trong mạng lưới của bạn nói về bạn cuối cùng sẽ có một ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn. Một câu hỏi khác trong quá trình duy trì quan hệ trên bước đường xây dựng thương hiệu là: Bạn đang gánh vác trên vai hành trình xây dựng thương hiệu? Hãy nhớ, thông điệp của bạn phải luôn đồng nhất (trong một khoảng thời gian nhất định) và đảm bảo nó một cách súc tích và dễ hiểu. Thông điệp thương hiệu của bạn nhất quán trong tất cả các mặt, từ góc độ nội dung đến thiết kế, từ câu từ chia sẻ đến hành động và việc phát ngôn. Một điều cần chú ý nữa, một chú ý nhỏ cuối cùng: Xem xét thường xuyên lại BẠN và THÔNG ĐIỆP để đảm bảo thông điệp của bạn vẫn rõ ràng.
Kết luận: Nếu bạn muốn thành công, tạo ra một thương hiệu cá nhân không chỉ là một lựa chọn, đó là một điều cần thiết. Cho dù bạn mong muốn thăng tiến trong công việc hoặc tìm kiếm một công việc mơ ước, thì việc bạn tạo ra một thương hiệu hấp dẫn và phù hợp sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của bạn.
Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi hết bài viết này, hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho cuộc sống của bạn trở nên tốt đẹp hơn !
Bạn cũng có thể tham khảo thêm: https://anhbac.com.vn/7-bi-quyet-tao-ra-dong-luc-khoi-day-suc-manh-cho-chinh-minh/
Anh Bắc Blog Nơi tìm hiểu, cảm nhận, chia sẻ những hoạt động trải nghiệm, kinh nghiệm áp dụng các Giá Trị Sống cho bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội. Trang bị kiến thức, kỹ năng sống giúp mọi người có khả năng thích nghi, tương tác với xã hội một cách hiệu quả nhất, hiểu được giá trị cuộc sống…